Có lẽ hoa phượng đã không còn xa lạ với chúng ta, đó là những bông hoa của cây phượng vĩ đỏ rực nơi góc trời Hà Nội. Nhưng các bạn đã 1 lần được ngắm nhìn vẻ đẹp đến ngây người của bông hoa phượng tím?
1. Thông tin, nguồn gốc cây phượng tím.
1.1 Tên gọi.
Tên thường gọi: Cây phượng tím, cây phượng hoa tím.
Tên quốc tế: Cây Phượng tím (danh pháp hai phần: Jacaranda mimosifolia, đồng nghĩa: Jacaranda acutifolia),còn có tên khác là J. mimosifolia ( giống lá trinh nữ ) hay J. ovalifolia ( lá hình trứng ) thuộc họ Chùm ớt (Bignoniaceae) bao gồm các loài chùm ớt, núc nác, đào tiên…
1.2 Nguồn gốc xuất xứ cây phượng tím.
Xuất xứ: Cây được cho là loại cây có nguồn gốc Nam Mỹ nhưng được trồng nhiều ở châu Âu, các nước Trung Âu như Pháp, Đức… Cây được trồng đầu tiên ở Đà Lạt là vùng có khí hậu mát tương đồng với khí hậu tại châu Âu khi đó.
Trong tiếng địa phương, Jaracanda có nghĩa là “hương thơm”. Phượng tím có xuất xứ từ các nước Nam Mỹ, mọc nhiều ở Brazil và Argentina. Nó đã được ông Lương Văn Sáu, người từng học tại trường Canh Nông Versailles, Pháp, cất công mang về trồng tại Đà Lạt. Thành phố nổi tiếng nhất với phượng tím ở Nam Phi là Pretoria, còn được gọi là “thành phố Jaracanda, nơi hoa nở rộ rực rỡ khắp mọi nơi, từ phố phường tới các công viên, vườn hoa…
Phân bố: Trước đây, thành phố Đà Lạt chỉ có 4 cây phượng tím gồm 2 cây ở công viên thành phố, 1 cây ở bờ hồ Xuân Hương và một cây ở đường Nguyễn Thị Minh Khai nhưng từ khi biết đây là loại cây quý nhiều nghệ nhân đã tìm cách nhân giống và ươm trồng loại cây này để làm phong phú thêm thế giới hoa ở Đà Lạt. Và giờ đây cây phượng tím đã có mặt ở rất nhiều thành phố khác như : Hà Nội, Hồ Chí Minh, các tỉnh ở phía Bắc tới Nam.
2. Ứng dụng của cây phượng tím
2.1 Cây phượng tím được trồng ở đâu?
– Trồng công trình đường phố, khu đô thị: Được coi là người họ hàng gần gũi với cây Phượng vĩ đỏ thì cây phượng tím cũng được trồng ở nhiều nơi với nhưng công dụng hết sức thực tế là làm cây bóng mát và cây trang trí cho không gian xanh của công trình. Cây được trồng ở đường phố, vỉa hè…để làm cây xanh bóng mát cho cảnh quan của thành phố, tuyến phố đó.
– Trồng cảnh quan tại các cơ quan, trường học làm cây bóng mát: Với bóng cây rộng có thể che được những khoảng sân rộng nên được các trường học, cơ quan ưa thích để trồng. Bên cạnh đó màu tím đặc biệt của hoa phượng tím cũng khiến cho nó trở nên được ưa chuộng cho những công trình trường học, cơ quan, doanh nghiệp.
2.2 Ý nghĩa của trồng cây phượng tím.
– Ý nghĩa trang trí cảnh quan: Là loại cây có tán lán rộng như một loài cây bóng mát, cây được sử dụng như một loại cây trang trí cho cảnh quan xanh. Bên cạnh đó với màu sắc hoa đặc biệt thì người ta thường sử dụng cây để tạo điểm nhấn cho các thiết kế.
– Trồng làm cây công trình: Cây được sử dụng làm cây trồng công trình. Nhờ có sức sống mạnh mẹ, có vóc dáng to lớn nên cây được trồng ở các công trình đô thị ngày nay.
3. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của cây phượng tím.
3.1 Đặc điểm hình thái.
Thân cây: Phượng tím là một loài cây gỗ lớn, cao trung bình từ 5-10m khi đã nhiều năm. Cây có lớp vỏ màu trắng xanh, nhưng khi về già thì lớp vỏ sẽ chuyển sang màu nâu gỗ. Gỗ cây phượng ít được dùng cho các ngành công nghiệp, do gỗ thân cây dễ bị mục.
Tán cây: Tán lá cây thường tỏa rộng (đường kính tán 7m–10 m) nhưng cành lá thưa. Tán lá cây thường xòa ngang khi nó dài.
Lá cây: Lá phức bao gồm hai lần lá kép, nên khi không có hoa cây trông tương tự phượng vĩ. Cũng có cấu tại lá nhỏ đối xứng trên cành nhỏ, Các cành nhỏ lại được mọc đối xứng trên cành Trung Bình. Các cành trung bình lại mọc đối xứng nhau trên cành chính – cứ như thế cây tạo nên từng tầng tán dày và đều nhau.
Hoa phượng tím: Hoa phượng tím tất nhiên sẽ có màu Tím – màu tím ở đây sẽ là màu tím biếc. Bông hoa hình ống dài 4–5 cm, hình cánh hoa mềm mại, dễ bị dập nát. Hoa phượng tím mọc thành từng chùm màu tím ở đầu những chồi cây. Mỗi chùm hoa có thể dài từ 20-40cm.
Rễ cây: Cây phượng tím có rễ cọc nhỏ, rễ cây phượng tím lại ăn chìm chứ không ăn nổi nhiều như cây phượng Vĩ. Điều này là một ưu điểm của loài cây này giúp nó an toàn với các vỉa hè, công trình xây dựng.
Mùa hoa: Cây phượng tím thường nở muộn hơn hoa phượng vĩ đỏ. Phượng tím nở hoa cuối hè đầu Thu từ khoảng tháng 8 tới tháng 10. Mùa hoa có thể kéo dài từ 1 tới 2 tháng.Thời gian từ nụ hoa nở đến khi tàn rụng kéo dài 3-5 ngày , các hoa chùy ở đầu cành lại tiếp tục nở ra nên cây có hoa nở thường xuyên trong vòng 1-2 tháng. Sau đó cây sẽ tạo quả và kết hạt. Do hạt cây phượng tím rất nhỏ nên việc gieo hạt cần có người chuyên môn và rất cẩn thận.
3.2 Đặc điểm sinh trưởng của cây.
Cây phượng tím là cây ưa sang, tuy nhiên cũng không quá cần thiết phải có số giờ nắng nhiều như một số loại cây lá to khác. Cây có thể sinh trưởng trong điều kiện ánh nắng yếu. Như quý vị muốn trở ở vị trí bị che khuất 1 mặt, vẫn đảm bảo cây có ánh sáng chiếu tới ở 1 nửa còn lại.
Nhiệt độ: Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện thời tiết ở nước ta, nhưng điều kiện lý tưởng của cây sẽ là khí hậu mát mẻ quanh năm từ 15 độ C-30 độ C. Tuy nhiên, ở nước ta những vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm như vậy rất ít. Cây hoàn toàn thích nghi với điều kiện khí hậu với nhiệt độ 10 độ C tới 45 độ C. Khi nhiệt độ dưới 10 độ C thì cây rụng gần như hết lá và tiến hành ngủ đông. Còn nhiệt độ trên 45 độ C thì cần cung cấp đủ nước cho cây thì cây lại càng phát triển mạnh.
Loại đất: cây không kén đất, kể cả đất kiềm, chua, đất cát. Ưa thích: Đất đồi đỏ, đất bazan
Chế độ nước tưới: không quá quan trọng, cây chịu được đất khô hạn nhưng khi trồng làm cảnh cần bón phân chuồng đầu mùa mưa . Cây trồng 2 năm, cao từ 2-4m. Đến năm thứ 4 thì cây có khả năng cho hoa . Nếu trồng ven đường, mật độ thích hợp từ 3m – 5m/cây.
4. Giá bán cây phượng tím.
Cây phượng tím trồng công trình có giá tốt với những cây có kích thước chưa quá lớn. Với cây có kích thước lớn thì sẽ có giá thành cao.
5. Cách trồng và chăm sóc cây phượng tím.
5.1 Cách trồng cây phượng tím.
Bước 1: Chọn cây.
Chọn cây có kích thước phù hợp với nơi định trồng, thường cây phượng tím sẽ được trồng ở độ kích thước trung bình từ 3-5m, D=8-15cm. Đây là những cây mới bắt đầu cho hoa và đang có sức sống mạnh mẽ nhất.
Bước 2: Trồng cây.
– Đào hố: Đào hố trồng cây phù hợp với kích thước bầu cây, thường kích thước hố sẽ lớn hơn từ 1.5-2 lần so với đường kính bầu cây.
– Trồng cây: Đặt cây vào hố, dựng thẳng cây, sau đó cho đất vào hố trồng cây. Đặt sao cho mặt bầu cây bằng so với mặt nền của công trình. Chú ý: không trồng cây quá nông hoặc quá sâu.
Hình: cây phượng tím tại trường THPT Lương Thế Vinh cơ sở 2- HN
Bước 3: Chống cây và tưới nước.
Chống cây: Sử dụng từ 3-4 cọc chống cây để cây được cố định. Giúp cây đứng vững không bị lung lay khi mới trồng vì rễ cây chưa bám được vào đất nên chưa thể tự đứng được.
Tưới nước: Tưới đẫm nước sau khi trồng, những ngày sau đó tưới duy trì ẩm cho cây để cây bén rễ.
Hình: Trồng cây phượng tím tại nhà khách hàng ở Sơn Tây-HN
5.2 Cách chăm sóc cây phượng tím.
– Cây cần được duy trì độ ẩm thường xuyên. Những vườn trồng cây nên lắp những hệ thống tới tự động hoặc nhỏ giọt để giúp cho cây luôn được cung cấp đủ nước để phát triển.
– Bón phân: Cây phượng tím khi còn nhỏ thì cần bón phân thường xuyên với tần suất khoảng 1 tháng/ lần. Khi cây từ 2 tuổi trở nên thì tần suất bón phần giảm còn 2-3 tháng/lần. Sử dụng phân bón hữu cơ, hoặc phân bón hóa học để tiến hành bón cho cây. Các loại phân bón hóa hoặc thường là: Đạm trắng, NPK, phân lân đầu trâu…có thể tham khảo từ các cửa hàng bán phân bón, Do cây dễ sinh trưởng nên có thể chọn dễ dàng các loại phân bón trên thị trường.
5.2 Cách nhân giống cây phượng tím.
Cách phổ biến nhất để nhân giống cây phượng tím đó là: nhân giống từ hạt.
Sau khi mùa hoa kết thúc, nhưng quả phượng tím được chờ để chín và lấy hạt. Hạt hoa phượng tím được phơi khô từ 2-3 năng sau đó để ở nơi khô dáo với nhiệt độ lý tưởng từ 20-30 độ. Tới thời điểm mùa Xuân thì mang hạt ra gieo.
Đầu tiên cần ngâm nước cho hạt từ 30p-60p sau đó tiến hành ủ mầm từ 1-2 ngày bằng cách, cho hạt vào chậu để ủ rơm. Tiếp tới cho hạt nên đất cát pha đất trộn sẵn. Duy trì tưới nước đều, nhiệt độ 20-30 độ C. Thường sau từ 15-25 ngày thì các hạt sẽ nứt và nở mọc lên lá chồi.
Nuồi lớn các lá chồi, khi lá chồi đạt từ 5-10cm thì tách chúng ra và để và những bầu nhỏ. Đem những bầu nhỏ chăm sóc ở nhà kính, nhà lưới khi đạt chiều chiều cao từ 20-40cm thì cho chúng ra vườn ươm để trồng.
HIỆN CHÚNG TÔI ĐANG CUNG CẤP CÂY PHƯỢNG TÍM CÁC LOẠI VỚI SỐ LƯỢNG LỚN
Phượng tím là một loại cây công trình đặc sắc. Hi vọng rằng trong một thời gian gần cây phượng tím cũng như các loại cây công trình nổi bật khác sẽ không còn xa lạ với chúng ta và nếu mùa hè chói chang có hàng phượng đỏ rực thì mùa Thu đến sẽ có những con đường hoa phượng tím thơ mộng, ấm áp.