Cây ba kích rừng – Đặc điểm nhận biết và có công dụng gì?

Cây ba kích rừng là một dược liệu quý với nhiều công dụng giúp tăng cường và bảo vệ sức khỏe. Và được nhiều người săn lùng để sử dụng cho mình, người thân hay đem đi biếu tặng.

Trước khi đến với những công dụng của cây ba kích thì cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm, hình ảnh, phân bố của cây ba kích rừng.

Cây ba kích rừng là cây gì?

Cây ba kích rừng còn được gọi với tên là ba kích thiên, diệp liễu thảo, dây ruột già,… Mỗi tên gọi khác nhau thường xuất hiện tại mỗi vùng giống cây ba kích rừng này phân bố không giống nhau.

Cây ba kích rừng có đặc điểm gì?

Để phân biệt được với những dược liệu khác các bạn cần quan tâm đến đặc điểm của cây:

  • Thân cây là thân leo, thân thảo, sống lâu năm trong rừng.
  • Khi cây ba kích rừng còn non sẽ có màu tím nhạt, bao phủ bên ngoài là lớp lông mềm có màu nâu.
  • Lá ba kích có hình mác, mọc đối chữ thập, rộng từ 2,5cm – 6cm, dài 6cm – 14cm. Khi lá còn non thì màu xanh, khi già có màu trắng mốc.
  • Hoa gồm 4 nhị và có từ 2 đến 10 cánh hoa. Ban đầu hoa có màu trắng rồi chuyển dần sang vàng.
  • Quả ba kích có hình cầu, khi chín có màu đỏ.
  • Củ ba kích rừng có hình dạng là hình xoắn giống với ruột gà, thắt ở nhiều đoạn đều đặn, phần củ dài 15cm – 20cm, to 1cm – 2cm.

Phân loại ba kích rừng

Cây ba kích có hai loại trong tự nhiên:

  • Củ cây ba kích tím rừng thì có màu vàng sậm ở bên ngoài, bên trong thịt củ màu tím nhạt.
  • Củ ba kích trắng rừng thì bên ngoài có màu vàng nhạt, thịt bên trong trắng.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy ba kích tím có công dụng tốt hơn ba kích trắng nên giống này có giá bán trên thị trường đắt hơn và được nhiều người dùng hơn.

Phân bố ba kích rừng

Giống cây ba kích mọc tự nhiên ở các vùng núi phía Bắc. Trên đất đá, sỏi, cằn cỗi cây vẫn phát triển và sinh trưởng tốt không cần chăm sóc.

Ngày nay khi biết nhiều công dụng từ ba kích thì giống cây này đã được trồng và chăm sóc tại nhiều tỉnh khác nhau. Mục đích là để làm dược liệu chữa bệnh cho bà con.

Cách thu hoạch và sơ chế ba kích rừng

Bộ phận của cây được dùng để làm thuốc là phần rễ củ. Khi thu hoạch trên rừng thì cần đào rộng xung quanh cây để lấy được toàn bộ phần rễ ba kích. Đem rửa sạch và phơi khô ráo trước khi tiến hàng sơ chế để làm thuốc.

Để rút bỏ được phần lõi ở giữa củ ba kích thì các bạn có thể đập dập hoặc khía dọc theo củ là được.

Phân biệt giữa ba kích rừng và ba kích trồng

Hiện nay trên thị trường có hai loại ba kích trồng và ba kích rừng. Tác dụng của ba kích rừng tốt hơn so với cây trồng tại nhà nên giá cả trên thị trường cũng đắt hơn. Để chọn cho mình đúng giống củ ba kích rừng các bạn cần dựa và những đặc điểm sau:

Củ ba kích rừng

  • Kích thước đường kính củ ba kích nhỏ hơn, ngoằn ngoèo, sần sùi hơn củ ba kích trồng, có nhiều đoạn thắt ngắn.
  • đường kính củ ba kích nhỏ hơn, ngoằn ngoèo, sần sùi hơn củ ba kích trồng, có nhiều đoạn thắt ngắn.
  • Phần bên ngoài vỏ của củ ba kích rừng bị trầy xước do mọc trên rừng, địa hình khác nhau nên thu hoạch sẽ khó khăn hơn.
  • Phần thịt củ bên trong thì ít nước, cứng, màu đậm, khó lấy lõi hơn.

Củ ba kích trồng

  • Bên ngoài nhìn vào củ cây ba kích trồng sẽ thấy nhẵn nhụi hơn, ít bị thắt và không xù xì như ba kích rừng.
  • Dễ thu hoạch hơn ba kích rừng nên bên ngoài ít bị trầy xước.
  • Phần thịt bên trong củ thì nhiều nước nên mềm hơn, dễ dàng tách bỏ được phần lõi bên trong.

Thành phần hóa học có trong củ ba kích rừng

Trong nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy bên trong củ ba kích rừng có chứa nhiều chất quan trọng tốt cho cơ thể. Cụ thể như là anthraglucozit tạo thành anthraquinon khi bị thủy phân có tác dụng thanh nhiệt giải độc cơ thể.

Các tác dụng chữa bệnh của ba kích rừng

Trong đông y của ba kích rừng được sử dụng trong những bài thuốc có tác dụng bổ huyết, tán phong thấp.

Đặc biệt là cây ba kích rừng có công dụng bổ thận tráng dương, suy nhược thần kinh trị ho suyễn.

Khi sử dụng những liều thuốc được bài chế từ củ ba kích rừng giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, điều hòa nội tiết, cân bằng nội tiết, chống viêm, thúc đẩy tuần hoàn máu não,…

Cụ thể như:

  • Ba kích rừng có tác dụng chữa bệnh yếu sinh lý, kém ham muốn, rối loạn cương dương.
  • Hỗ trợ bệnh nhân điều trị bệnh cao huyết áp.
  • Chữa trường hợp chị em bị lạnh tử cung, rối loạn kinh nguyệt.
  • Cây ba kích rừng chữa tê chân mỏi gối, đau nhức xương khớp.
  • Đi tiểu không kiểm soát, hay đau bụng.
  • Chữa những chứng đổ mồ hôi trộm, ngủ không ngon giấc, ra nhiều khí hư.

Chú ý khi dùng ba kích rừng

Sử dụng ba kích rừng đạt hiệu quả tốt nhất thì nên cần chú ý trong cách sử dụng như sau:

Đối tượng nên dùng cây ba kích rừng

Đối với những nam nữ còn trẻ thường dùng những bài thuốc làm từ củ ba kích để tăng ham muốn khi yêu, giúp tăng chất lượng cuộc sống phòng the của vợ chồng.

Với người cao tuổi, trung niên dùng các bài thuốc từ ba kích để bồi bổ sức khỏe, giúp gân cốt cứng cáp hơn.

Mỗi ngày dùng bao nhiêu ba kích rừng?

Về liều lượng dùng ba kích rừng mỗi ngày sử dụng dưới 15g dược liệu.

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi bạn đang điều trị bệnh theo đơn thuốc đã có từ trước. Không lạm dụng dược liệu sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Mua ba kích rừng ở đâu?

Hiện nay nhu cầu sử dụng ba kích trên thị trường khá lớn. Nên không tránh khỏi các cơ sở bán giống cây ba kích nuôi thành cây ba kích rừng, có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Người mua hàng không biết nên nhận về hàng kém chất lượng không xứng đáng giá trị đồng tiền đã bỏ ra mua cây ba kích hay củ ba kích rừng về.

Qua thông tin trên của chúng tôi chúc các bạn có được những cách nhận biết về cây ba kích rừng, cũng như các công dụng tuyệt vời của dược liệu này đối với sức khỏe.

Gọi điện thoại
0981.071.268
Chat Zalo