Đặc điểm cây cát sâm – cây nam sâm
Tên khoa học: Millettia Speciosa Champ ex Benth và Callerya Speciosa Champ ex Benth schot – thuộc họ đậu Fabaceae
Tên địa phương: Cây cát sâm, sâm nam, sâm chèo mèo, sâm trâu, sâm chuột, sâm sắn, nam sâm, cát muộn, sơn liên ngẫu, ngưu đại lực, đại lực thự, kim chung, đảo điếu kim chung, độc cước lập, hang chởn (Tày)
Giống cây sâm nam là một cây thuốc quý vì vậy hiện được nhiều bà con lựa chọn để trồng giúp đem lại giá trị kinh tế cao.
Sau đây là một vài đặc điểm của cây sâm nam như sau:
- Cây có thể cao từ 2 – 8m
- Lá kép hình chân vịt, mọc so le với 6 – 8 lá chét, hình trứng, đầu nhọn hoặc hơi tù, dài từ 7 – 17cm, rộng từ 3 – 6cm.
- Hoa sâm nam nhỏ màu trắng, cánh hoa và nhị hoa thường là 5
- Quả mọng, hình cầu với đường kính 3 – 4mm, khi chín sẽ có màu tím sẫm, bên trong có 6 – 8 hạt.
- Mùa hoa sâm nam vào tháng 2 – 3; mùa quả vào tháng 4 – 5
Đặc tính sinh học cây sâm nam
Cây sâm nam thường mọc ở độ cao khoảng 100 – 2100m so với mực nước biển. Cây phân bố ở các tỉnh miền nam Trung Quốc như Quảng Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến, Hồ Nam, Chiết Giang,… và Đài Loan, Hồng Kông, Malaysia, Ấn Độ, Nhật Bản,…
Cây cũng mọc rải rác ở Việt Nam, nhiều nhất tại các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Giang, Hòa Bình, Bắc Ninh, Hà Nam,…
Cây nam sâm sử dụng vỏ thân, vỏ rễ, rễ và lá cây để làm thuốc. Về việc thu hoạch, vỏ thân và vỏ cành của cây sâm nam thu hái quanh năm, chủ yếu là vào mùa xuân và mùa thu.
Khi trời khô ráo, bóc lấy vỏ cây theo kích thước quy định rồi rửa sạch, bỏ lõi, cạo lớp bần bên ngoài bỏ đi, phơi trong bóng râm và ủ với lá chuối trong 7 ngày (thỉnh thoảng đảo đều để nổi mùi hương) rồi lấy ra phơi hoặc sấy với mức nhiệt 50 – 60°C cho khô. Lá cây thu hái quanh năm, đem rửa sạch rồi thái nhỏ, phơi khô.
Dược liệu sâm nam là mảnh vỏ hơi cong hình máng, rộng 3 – 10cm, dài 20 – 50cm, dày từ 0,3 – 1cm. Vỏ cây nhẹ và giòn, mùi thơm nhẹ và vị hơi đắng.
Rễ cây đào về rửa sạch, bóc lấy vỏ hoặc thái mỏng nếu rễ nhỏ, đem phơi hoặc sấy khô. Nên bảo quản cây ở nơi khô ráo, tránh mốc mọt
Phân bố cây sâm nam
Cây sâm nam mọc nhiều nhất là tại địa bàn xã Trà Nam, Trà Linh, Trà Cang. Theo đồng bào Xê Đăng nơi đây cho biết, sâm nam có từ rất lâu đời và mỗi khi phát nương, tỉa rẫy đều phát hiện.
Đây là cây dược liệu quý có tên khoa học là Campanumoea javanica Blume, thuộc họ hoa chuông, thân dây leo, phần gốc là củ chứa nhiều dược chất.
Người Xê Đăng ở Nam Trà My thường đào lấy củ sâm nam để nhai cho khỏe cơ thể đi leo núi, giúp giải khát. Nhiều hộ gia đình còn mang củ về nấu thành cao cho vào ống nứa cất giữ để chữa đau bụng cho trẻ em.
Theo nghiên cứu khoa học thì củ sâm nam có tác dụng tương tự nhân sâm như bổ gan, tăng lực, chống stress, hạ đường huyết, điều hòa miễn dịch…
Theo già làng Hồ Văn Thắng ở làng Tắc Pong xã Trà Cang cho hay, củ sâm nam được người địa phương gọi là tắk tổ, sau khi đốt rẫy, lá sâm bắt đầu nảy mầm và được khai thác mang về sử dụng.
Sâm mọc rất nhiều ngoài tự nhiên nên có củ nặng tới 1kg. Già Thắng bảo, khi đi rừng nếu đói bụng, khát nước, chỉ cần đào củ sâm nam mọc bên đường ăn vào là khỏe ngay. “Mấy năm trước sâm nam mọc nhiều trên núi không làm gì cho hết nhưng gần đây người Kinh mua về ngâm rượu nên dân làng vào rừng đào củ về bán, sâm cũng ít dần” – già Thắng cho biết
Giống cây sâm nam có công dụng gì?
Một vài công dụng của giống cây sâm nam có thể kể tới như:
- Vỏ thân của cây chứa tanin, saponin và tinh dầu. Lá cây chứa tinh dầu và các saponin. Dịch chiết từ vỏ cây có tác dụng tăng lực, kích thích thần kinh, chống lạnh và hạ đường huyết.
- Củ sâm nam có tác dụng tương tự nhân sâm như: Bổ gan, chống stress, tăng lực, hạ đường huyết, cải thiện miễn dịch,… Một nghiên cứu vào năm 2015 cũng chứng minh nam sâm có khả năng chống ung thư, viêm khớp dạng thấp nhờ tác dụng của Triterpenoids (thu được từ phân đoạn CHCl3 của cây nam sâm).
Vị thuốc sâm nam có vị đắng, chát, tính mát, mùi thơm nhẹ:
- Tác dụng của cây gồm: Giải nhiệt, làm ra mồ hôi, kháng viêm, tiêu sưng, làm tan máu ứ; làm vị thuốc bồi bổ cho cơ thể; điều trị cảm sốt và trừ phong thấp. Cây nam sâm được sử dụng để điều trị bệnh phong thấp, đau xương và tê bại chân tay; trị lở ngứa, eczema; trị phù thũng, vết thương sưng đau.
Về liều dùng và cách dùng:
- Dùng vỏ thân 10 – 20g hoặc vỏ rễ 6 – 12g làm thuốc sắc. Rễ cây dùng pha hoặc sắc lấy nước uống, có thể phối hợp cùng các vị thuốc khác.
- Lá cây đem đun sôi lấy nước để rửa, tắm. Ngoài ra, người ta cũng dùng vỏ cây nam sâm để chế dạng rượu ngọt.
- Lá sâm nam thường được phơi khô, nấu canh ăn (rau lằng) có tác dụng giải nhiệt, kích thích tiêu hóa
Ứng dụng cây sâm nam trong đông y
Cây sâm nam được sử dụng trong một số bài thuốc đông y gồm:
- Trị sổ mũi, đau họng: 15g rễ sâm nam + 35g cúc hoa vàng (toàn cây), đem sắc uống;
- Giải độc lá ngón hoặc say sắn: Vỏ cây sâm nam giã nát, sắc lấy nước uống;
- Trị phong thấp đau nhức xương: 180g vỏ rễ cây sâm nam ngâm với 500ml rượu, uống 2 lần/ngày, mỗi lần uống 40ml;
- Trị bệnh cước khí, sưng đau chân: 8 – 16g sâm nam + 8 – 16g lõi thông + 8 – 16g hạt cau + 8 – 16g hương phụ + 8 – 16g tử tô + 8 – 16g chỉ xác + 8 – 16g ké đầu ngựa, đem sắc uống;
- Trị chấn thương: Lấy sâm nam tươi, giã nát rồi lấy 1 miếng vải thấm nước, đắp lên vị trí bị chấn thương;
- Trị sưng thũng do chấn thương: 1.920g lá sâm nam + 640g táo ba chi (lá), đem tán bột. Sau đó, bạn dùng nước vo gạo đun sôi, trộn với thuốc bột, vo thành các viên 4g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên hoặc dùng thuốc để đắp ngoài vị trí bị chấn thương;
- Trị huyết áp thấp: Đem tán sâm nam thành bột, vo thành viên, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 5 viên, 1 liệu trình là 20 ngày;
- Trị cảm sốt ra nhiều mồ hôi, người mệt mỏi: 40g sâm nam + 40g mẫu đơn bì + 40g đương quy + 40g xích thược, đem sao vàng, tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 4g;
- Làm thuốc bổ, thông tiểu tiện: Đào rễ cây sâm nam về rửa sạch, thái mỏng đem phơi khô hoặc sắc nước uống, liều dùng 6 – 11g/lần.
Cây nam sâm là một loại dược liệu, sử dụng được vỏ thân, vỏ rễ và lá để điều trị cảm sốt, đau nhức xương khớp, giải độc,… Trước khi sử dụng vị thuốc này, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ Y Học Cổ Truyền để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HÁI, BẢO QUẢN, CHẾ BIẾN
1. Chuẩn bị cây giống
* Gieo hạt, tạo cây giống:
Hạt giống: Thu hái quả vào tháng 11 khi quả chín. Quả loại đậu, khi xanh quả phồng, có long mịn, màu xanh. Khi chín quả hơi dẹt, chuyển màu vàng nâu. Sau khi thu hái phơi khô (không phơi trực tiếp trên nền bê tông), khi khô quả chuyển màu đen và tự tách hạt ra. Hạt củ cát sâm giầu dinh dưỡng nên dễ bị thối hỏng. Gieo hạt tươi sau khi thu hái càng tốt. Nếu để bảo quản phải phơi hoặc sấy khô đạt độ ẩm 12%, bảo quản trong lọ thủy tinh màu tối, kín. Trong lượng 1.000 hạt trung bình: 280,7 gam.
Xử lý hạt giống qua nước ấm (2 sôi, 3 lạnh) trong 4-6 giờ, ủ hạt giống trong túi vải sạch hoặc ủ trong cát sạch. Hàng ngày rửa chua, sau 5-10 ngày hạt nứt nanh đem cấy vào bầu.
Chăm sóc cây giống (cây gieo hạt và cây hom):
– Tưới nước: Tưới giữ ẩm thường xuyên cho cây giống. Cây trước khi xuất vườn 15-30 ngày, hạn chế tưới nước, chỉ tưới đủ ẩm, 3-4 lần/tuần.
– Làm cỏ, bón phân: Làm cỏ mặt luống định kỳ 1 lần/tháng. Bón thúc cây bằng phân bón NPK đầu trâu (30:10:10). Sau khi cấy cây 15-20 ngày tiến hành bón thúc lần đầu (bón nhử); lượng bón 0,1 kg/10.000 cây. Định kỳ bón thúc 3 tuần/lần. Lượng bón tăng dần lên 0,3 kg/10.000 cây; dừng bón thúc đến trước thời điểm xuất cây 1 tháng.
– Phòng trừ sâu, bệnh hại: Hiện chưa phát hiện được loài sâu bệnh hại chính nào trên cây cát sâm. Tuy nhiên tại vườn ươm nên định kỳ phun phòng bệnh 1 lần/tháng. Sử dụng thuốc Tilt Super 300EC (thuốc trừ nấm bệnh phỏ rộng); nồng độ, liều lượng như hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
– Đảo bầu phân loại cây: Khi cây được 3-4 tháng tuổi; bộ rễ vượt qua khỏi đáy bầu thì tiến hành đảo bầu. Đảo bầu được bố trí thực hiện vào những ngày râm mát. Khi đảo bầu kết hợp phân loại cây con ra từng khu vực để tiện cho việc chăm sóc. Phân loại cây con trước khi xuất vườn làm 3 loại:
tham khảo >>>cây trà hòa vàng
+ Cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
+ Cây gần đạt tiêu chuẩn: Số cây này có thể chăm sóc tiếp trong thời gian ngắn là có thể xuất vườn.
+ Cây loại nhỏ: Tiếp tục chăm sóc để trồng cuối vụ hoặc trồng dặm. Cây chất lượng kém thì loại bỏ.
Đảo bầu phân loại xong phải tưới đẫm nước và che chắn bằng lưới che râm 2-3 ngày tiếp tục chăm sóc tưới nước đủ ẩm.
* Tiêu chuẩn cây xuất vườn: Tuổi cây 4-6 tháng; Chiều cao cây: 25-35cm; Đường kính cổ rễ: 0,25-0,3cm; Cây không bị sâu bệnh; Cây không bị cụt ngọn; Cây không bị vỡ bầu.
Mua giống cây cát sâm ở đâu uy tín, chất lượng?
Trên thị trường hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp cây giống sâm nam-cát sâm với chất lượng cây giống và mức giá khác nhau
CAM KẾT VÀNG TẠI CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP
Được khách hàng tin cậy với phong cách, dịch vụ làm việc tốt nhất:
- Công ty chuyên sản xuất giống cây cát sâm chuẩn 100% F1.
- Giá bán cây đàn hương giống rẻ nhất thị trường.
- Được đổi trả cây giống khi vận chuyển bị gẫy, vỡ bầu.
- Chi phí vận chuyển giống cây sâm nam 0 đồng.
- Được nhân viên tư vấn miễn phí kỹ thuật trồng cây tận tình và chu đáo.
- Bảo hành trên 10 năm theo nhu cầu khách hàng.
- LIÊN HỆ ĐẶT MUA CÂY GÙ HƯƠNG THEO CÁC CÁCH SAU
– Gọi điện thoại đến số : 0981071268 ( Zalo, Vier, Call)
– Gọi điện thoại đến số : 0969363493 ( Mua cây giống)
– Gửi yêu cầu đặt mua về Emaii: hungcaygiongtamdao@gmail.com